Đá Gà Trực Tiếp

GÀ BỊ SƯNG KHỚP CHÂN : NGUYÊN NHÂN, CÁC CÁCH CHỮA

NGUYÊN NHÂN GÀ BỊ SƯNG KHỚP CHÂN

Gà bị sưng khớp chân hiện nay phần lớn là do vi khuẩn Mycoplasma Synoviae gây nên. Đây là bệnh có tỷ lệ mắc dao động từ 2 đến 75% với mức thông thường là từ 5 đến 15%. Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh cũng ở mức thấp, dao động khoảng 1 đến 10%.
Tuy nhiên, các trường hợp gà bị sưng khớp chân hoặc viêm màng hoạt dịch cũng có thể là do các vi khuẩn như Staphylococcus Aureus, Escherichia Coli, Pasteurellae, Salmonellae gây nên. Do đó mà phải căn cứ thêm các dấu hiệu nhận biết khác để có thể chuẩn đoán chính xác.
GÀ BỊ SƯNG KHỚP CHÂN

CÁC CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM

Trường hợp gà bị sưng khớp chân do vi khuẩn Mycoplasma Synoviae gây ra sẽ được lây truyền bằng con đường tiếp xúc trực tiếp. Vi khuẩn này được thấy trong đường hô hấp ở những con gà bị nhiễm bệnh từ 1 đến 4 tuần tuổi. Với tốc độ lây nhiễm cao và thường được lây qua đường hô hấp do đó mà gần như toàn bộ cá thể gà trong đàn bị nhiễm bệnh sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên gần như ít những con gà có xuất hiện triệu chứng sưng khớp, đau khớp chân. Thời gian ủ bệnh thông thường vào khoảng từ 11 đến 21 ngày.
Ngoài ra, một trong những con đường khác là lây truyền dọc giữa gà mẹ và các cá thể gà con. Do đó mà trứng để làm vắc xin sống phải được lấy từ những đàn gà không bị nhiễm vi khuẩn Mycoplasma Synoviae. Đối với những con gà bị nhiễm qua trứng thì thời gian ủ bệnh ngắn, có những cá thể gà con 6 ngày tuổi đã bị nhiễm bệnh.
NGUYÊN NHÂN GÀ BỊ SƯNG KHỚP CHÂN

CÁC DẤU HIỆU, TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT

Ngoài dấu hiệu bị sưng khớp chân, gà bị nhiễm vi khuẩn Mycoplasma Synoviae còn bị xù lông, chậm phát triển, mồng nhợt nhạt. Phần sưng ở khớp chân phần lớn là ở vị trí khớp khuỷa và miếng đệm chân. Tuy nhiên, một số trường hợp việc sưng này cũng không rõ ràng lắm, gà vẫn có thể di chuyển đến máng ăn và uống. Ngoài ra, một vài cá thể còn xuất hiện thêm âm rales nhẹ từ 4 đến 6 ngày. Thêm vào đó, khi gà bị sưng khớp chân do vi khuẩn Mycoplasma Synoviae thường xuất hiện ở những tháng lạnh, mùa đông với các dấu hiệu khác như viêm túi khí, kém ăn, ốm yếu.
Đối với trường hợp gà bị sưng khớp chân do bị dị tật, bại liệt thì thường thấy ở những con gà dưới 3 tháng tuổi. Dấu hiệu nhận biết là xuất hiện nhiều vùng viêm ở khớp chân, đặc biệt là khớp ở đầu gối và mắt cá chân làm chúng di chuyển rất khó khăn, khập khiễng, lười vận động, kém ăn uống. Vùng khớp viêm bị sưng đỏ lên, sờ vào thấy nóng và mềm, làm gà đau. Càng để lâu thì vùng viêm càng cứng lại làm gà càng khó di chuyển hơn, các dấu hiệu gần như giống với bệnh bại liệt do thiếu canxi, phốt pho…
CÁC DẤU HIỆU GÀ BỊ SƯNG KHỚP CHÂN
Đối với trường hợp gà bị sưng khớp chân cùng với các dấu hiệu khác như sốt cao, uống nhiều nước, xuất huyết phủ tạng…thì có thể đã nhiễm bệnh trùng huyết, Newcastle, viêm ruột hoại tử.

BỆNH TÍCH

+ Bàn chân bị sưng phồng
+ Xuất hiện lớp nhầy sền sệt xung quanh lớp màng hoạt dịch của phần vỏ gân và khớp.
+ Khớp háng và khớp vai trở nên mỏng dần thành rỗ.
+ Có thể xuất hiện thêm viêm túi khí.
BỆNH TÍCH GÀ BỊ SƯNG KHỚP CHÂN

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU TRỊ GÀ BỊ SƯNG KHỚP CHÂN

Trong trường hợp gà bị sưng khớp chân do bị lây nhiễm vi khuẩn Mycoplasma Synoviae thì thường nhạy cảm với các loại kháng sinh Enofloxacin, Chlortetracycline, Lincomycin, Danofloxacin, Spectinomycin Spiromycin, Oxytetracycline. Kháng được với kháng sinh Erythromycin, Tylosin.
Các cách điều trị khi gà bị sưng khớp chân do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma Synoviae bao gồm các cách như sau :
+ Cách điều trị 1 : Tiến hành sử dụng Doxy-Hencoli pha với nước cho gà uống với liều lượng 1ml trên 2 lít nước, điều trị liên tục từ 3 đến 5 ngày. Song song với đó bổ sung thêm Điện Giải Gluco K-C Thảo Dược bằng cách pha vào nước nhằm giúp quá trình điều trị và hồi phục trở nên nhanh chóng hơn, liều lượng từ 1 đến 2 gram trên 1 lít nước.
THUỐC DOXY-HENCOLI TRỊ GÀ BỊ SƯNG KHỚP CHÂN
+ Cách điều trị 2 : tiến hành dùng Enrocin 20% pha với nước, liều lượng 1 gram trên 2 đến 3 lít nước, điều trị liên tục trong 3 đến 5 ngày, kết hợp dùng thêm thuốc Sorbitol – Vit.
THUỐC ENROCIN 20% TRỊ GÀ BỊ SƯNG KHỚP CHÂN
+ Cách điều trị 3 : tiến hành dùng Tylovet pha vào nước vào liều lượng từ 1 đến 1,2 gram trên 1 lít nước, điều trị liên tục từ 3 đến 5 ngày. Song song với đó sử dụng thêm Oserol – Gluco.
THUỐC TYLOVET TRỊ GÀ BỊ SƯNG KHỚP CHÂN
+ Cách điều trị 4 : tiến hành sử dụng Kháng sinh tổng hợp trộn vào thức ăn hoặc pha với nước với liều lượng 1 gram trên 1 lít nước, điều trị liên tục trong 3 đến 5 ngày. Song song với đó, sử dụng thêm Điện Giải Gluco K-C Thảo Dược với lượng từ 1 đến 2 gram trên 1 lít nước.
+ Cách điều trị 5 : Tiến hành sử dụng Tetra 50% trộn với thức ăn hoặc pha với nước với liều lượng 1 gram trên 3 đến 4 lít nước, điều trị liên tục từ 3 đến 5 ngày, kết hợp sử dụng thêm Điện Giải Gluco K-C Thảo Dược.
THUỐC TETRA 50% TRỊ GÀ BỊ SƯNG KHỚP CHÂN

CÁCH PHÒNG BỆNH GÀ BỊ SƯNG KHỚP CHÂN

+ Thực hiện việc vệ sinh chuồng trại thường xuyên, tăng cường giám sát, theo dõi cũng như sát khuẩn, tiêu độc khử trùng đầy đủ.
+ Tiến hành cho đàn gà sử dụng kháng sinh tổng hợp định kì, từ 2 đến 3 lần mỗi tháng hoặc theo liều lượng ghi trên giấy hướng dẫn sử dụng.
+ Vệ sinh trứng và khu vực lò ấp trứng để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm từ trứng vào phôi hoặc gà con sau khi đậu.
+ Tiến hành việc xét nghiệm tầm soát định kì và thường xuyên để nhanh chóng phát hiện các triệu chứng sớm nhất, từ đó điều trị sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Đá Gà Trực Tiếp

Share This:

Đá Gà Trực Tiếp 24h

Với mong mỏi thành lập một website cung cấp những thông tin về chăm sóc, nuôi gà Chọi, Gà đá một cách tốt nhất. Do đó chúng tôi tạo nên dagatructiep24h.com để các sư kê trên khắp mọi miền đất nước có thể tham khảo.

No Comment to " GÀ BỊ SƯNG KHỚP CHÂN : NGUYÊN NHÂN, CÁC CÁCH CHỮA "

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM