Đá Gà Trực Tiếp

LÀM CHUỒNG NUÔI GÀ ĐẺ TRỨNG CẦN LƯU Ý GÌ, LÀM RA SAO

YÊU CẦU CHUỒNG NUÔI GÀ ĐẺ TRỨNG

Việc tiến hành làm chuồng nuôi gà đẻ trứng phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định bởi chuồng nuôi dạng này khác với những chuồng gà thông thường.

THU HOẠCH TRỨNG DỄ DÀNG

LÀM CHUỒNG NUÔI GÀ ĐẺ TRỨNG
Một trong những điều lưu ý đầu tiên khi thiết kế chuồng nuôi gà đẻ trứng đó chính là việc làm sao thuận lợi và dễ dàng nhất khi tiến hành việc thu hoạch trứng. Không chỉ giúp giảm thời gian mà nó còn hạn chế việc bị hư hỏng trứng trong quá trình lấy cũng như do các con gà khác mổ.

CHO ĂN VÀ VỆ SINH THUẬN LỢI

Việc thiết kế chuồng nuôi gà đẻ trứng phải tạo được sự thuận lợi và dễ dàng nhất cho các hoạt động hàng ngày như cho ăn, vệ sinh. Thêm vào đó, nếu nuôi dưới dạng công nghiệp thì phải bố trí sao cho việc làm sạch cũng được dễ dàng.

THÁO LẮP ĐƠN GIẢN

Khi tiến hành nuôi gà đẻ trứng dưới dạng công nghiệp thì phải bố trí chuồng nuôi sao cho dễ tháo lắp nhất, nhằm tạo sự đơn giản tối đa khi di chuyển chuồng nuôi.

THIẾT KẾ THÔNG THOÁNG

YÊU CẦU CHUỒNG NUÔI GÀ ĐẺ TRỨNG
Một trong những yêu cầu tiếp theo khi làm chuồng nuôi gà đẻ trứng đó là đảm bảo được sự thông thoáng, mát mẻ, đặc biệt là những mô hình nuôi công nghiệp. Ngoài ra, đối với các thiết kế chuồng trại trong nhà nên phải bố trí thêm quạt hút mùi.

HƯỚNG DẪN LÀM CHUỒNG GÀ ĐẺ TRỨNG

CHỌN VỊ TRÍ LÀM CHUỒNG

HƯỚNG DẪN LÀM CHUỒNG GÀ ĐẺ TRỨNG
Vị trí chuồng gà thông thường phải được đặt ở trên cao nhằm giữ được sự thông thoáng và vệ sinh tốt hơn. Thêm vào đó, đối với chuồng nuôi gà đẻ trứng phải có được thiết kế thoát nước tốt, cách xa các khu vực chăn nuôi khác như trâu, bò, lợn…hoặc các khu dân cư nhằm đảm bảo vệ sinh tốt nhất.

CHỌN HƯỚNG CHUỒNG

Theo kinh nghiệm, hướng của chuồng nuôi gà đẻ trứng nên quay về hướng Đông Nam hoặc hướng Nam nhằm đón ánh sáng mặt trời tốt hơn, từ đố ngăn chặn các loại vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi. Ngoài ra, nên tránh việc quay chuồng về hướng Đông Bắc nhằm tránh gió rét mùa Đông Bắc hay xuất hiện định kì ở những tỉnh miền Bắc và miền Trung.

KỸ THUẬT LÀM CHUỒNG

KỸ THUẬT LÀM CHUỒNG GÀ ĐẺ TRỨNG
Cũng là một trong những yếu tố tác động mạnh đến quá trình nuôi gà đẻ trứng. Chính vì vậy cần phải quan tâm những vấn đề sau đây :
+ Dựa vào số lượng gà đẻ trứng dự định nuôi mà thiết kế chuồng sao cho hợp lý. Tránh quá nhỏ sẽ dễ làm gà bị thương tích hoặc chết do dẫm đạp.
+ Chuồng nuôi gà đẻ trứng phải có độ cao, độ dốc mái nhằm đảm bảo khô ráo vào những ngày mưa và chống rét tốt.
+ Phải đảm bảo ngăn chặn được các loài sinh vật khác xâm nhập như rắn, chuột, chồn…gây thiệt hại trong quá chình nuôi gà đẻ trứng.

HƯỚNG DẪN LÀM CHUỒNG GÀ ĐẺ TRỨNG THÔ SƠ

Dạng chuồng gà thô sơ sẽ thích hợp cho việc nuôi với số lượng ít, tận dụng tốt những nguyên vật liệu có sẵn, dễ kiếm để làm chuồng. Ngoài ra, cách làm khá đơn giản, dễ thực hiện
Nguyên vật liệu cần có gồm : Tre, nứa hoặc thanh gỗ, Dây thép và Kìm, Cuốc thuổng, Tấm bolo xi măng, áo mưa hoặc tải cũ.
HƯỚNG DẪN LÀM CHUỒNG GÀ ĐẺ TRỨNG THÔ SƠ

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHƯ SAU

+ Đầu tiên, tiến hành xác định phần không gian và diện tích nuôi. Do thiết kế chuồng nuôi gà đẻ trứng không cần phải quá lớn, thông thường chỉ cần khoảng từ 1m đến 2m vuông là được. Tuy nhiên, nên chọn những khu vực khuất gió lùa, khuất nắng để tiến hành làm chuồng.
+ Sau đó, thi công phần khung cho chuồng một cách chắc chắn. Tiến hành dùng cuốc, thuổng đào những hố sâu từ 10 đến 15cm để chôn các cọc tre, nứa hoặc gỗ tạo thành hình vuông. Tiếp theo đó, dùng các khung ngang và buộc lại với nhau, lưu ý phần cửa sổ của chuồng không nên lớn quá để ngăn tình trạng gà thoát ra. Sau khi đã làm các khung dọc và ngang, tiến hành dùng dây buộc thép cố định lại, lưu ý phải dùng kìm để tăng sự chắc chắn, có thể thực hiện việc dùng thanh sắt nhỏ cho xuyên qua mối buộc và quay tròn để việc siết trở nên chặt hơn nhiều.
Ngoài ra, phần cửa chuồng cho gà đẻ trứng nên được thiết kế to hơn một chút nhằm dễ dàng hơn trong các công đoạn thu hoạch trứng hoặc chăm sóc gà đang ấp.
+ Tiến hành lợp mái bằng các tấm lợp bô lô xi măng nhằm đảm bảo sự chắc chắn hoặc có thể tận dụng những bao tải cũ, áo mưa để phủ lên và cố định bằng những viên gạch. Xung quanh chuồng cũng được thực hiện giống vậy nhằm đảm bảo không gian đủ ấm giúp gà đẻ và ấp trứng tốt hơn. Ngoài ra cũng ngăn chặn các loại rắn, rết, chuột xâm nhập.

HƯỚNG DẪN LÀM CHUỒNG GÀ ĐẺ TRỨNG DẠNG TẦNG

Đây là loại chuồng phù hợp hơn với loại hình nuôi gà công nghiệp với số lượng lớn. Với kiểu dạng tầng này thì diện tích chuồng gà không quá lớn và có thể nuôi nhốt gà trong thời gian dài.
Điểm quan trọng của loại hình chuồng dạng tầng so với chuồng đơn giản đó chính là phải thiết kế được hệ thống khay hứng trứng, giúp trứng được tự động lăn xuống mỗi khi gà đẻ xong. Ngoài ra nên có hệ thống khay hứng phân bằng nhôm nhằm thuận tiện và đơn giản hóa quá trình vệ sinh, làm sạch.
Nguyên liệu cần có gồm :
+ Khung kệ sắc chữ V
+ Các thanh nan bằng sắt hoặc lưới B40
+ Ống PVC hoặc ống tre để làm khay hứng trứng
+ Khay nhôm
+ Dây thép, kìm
HƯỚNG DẪN LÀM CHUỒNG GÀ ĐẺ TRỨNG DẠNG TẦNG

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHƯ SAU

+ Đầu tiên lắp ráp những khu sắt chữ V, tạo thành bộ khung cho chuồng. Bố trí không nên quá 3 tầng, chiều cao từ 1m5 đến 1m7. Như vậy công tác lấy trứng và chăm gà cũng trở nên thuận tiện hơn.
+ Sau đó tiến hành lắp phần vách của chuồng bằng các vách sắt được bán tại các cửa hàng nguyên vật liệu chăn nuôi. Ngoài ra, có thể dùng lưới B40 được cắt theo đúng kích thước của chuồng. Tiếp theo, cố định phần vách bằng dây thép. Nếu sử dụng các vách sắt mua sẵn thì nhà thiết kế đã bố trí các hẻm hoặc ngạch thuận tiện cho việc lắp.
+ Tiến hành lắp phần nền của chuồng với độ nghiêng từ 15 đến 20 độ nhằm tạo độ dốc vừa phải giúp trứng sau khi đẻ xong sẽ lăn ra. Sau đó thực hiện việc lắp các khay hứng trứng sẵn bằng các ống nhựa PVC hoặc các ống tre, tiến hành việc bổ dọc chúng để tạo thành các khay hứng, lưu ý kích thước của khay ống hứng phải lớn gấp 1,5 lần so với kích thước quả trứng.
+ Sau khi lắp xong khay hứng trứng, tiến hành lắp khay thức ăn cho gà. Thông thường khay để thức ăn sẽ được bố trí bên ngoài nhằm thuận tiện hơn cho việc tiếp thức ăn mỗi ngày. Ngoài ra cũng tiện hơn trong việc đổ phần thức ăn thừa khi không ăn hết. Việc làm khay để đồ ăn cũng tương tự như việc làm khay hứng trứng.
+ Cuối cùng, tiến hành lắp hệ thống khay hứng phân cho chuồng. Hình dạng khay thường là hình vuông có thành đứng 5cm nhằm giữ cố định lượng phân trong khay. Thông thường khay hứng phân được làm bằng tôn để thuận tiện cho việc tháo rời, vệ sinh.

HƯỚNG DẪN LÀM CHUỒNG GÀ ĐẺ TRỨNG THẢ VƯỜN

HƯỚNG DẪN LÀM CHUỒNG GÀ ĐẺ TRỨNG THẢ VƯỜN
Đây là mẫu chuồng gà khá đơn giản, không cần bố trí nhiều diện tích, chỉ cần thiết kê ô nhỏ để gà có thể nhảy vào đẻ trứng khi cần.
Nếu quy mô nhỏ có thể tiến hành làm chuồng gà thô sơ và bố trí các ổ bên trong nhằm để cho gà đẻ trứng vào, các ô này nên được quây gạch và phủ rơm lại.
Nếu quy mô lớn có thể tiến hành làm chuồng dạng tầng với các ô nhỏ. Tiến hành dùng các khung sắt chữ V để làm khung, sau đó phân thành các ô với diện tích khoảng 30 đến 40cm dài rộng mỗi ô. Tiến hành che kín để ngăn các ô với nhau. Lợi thế của chuồng gà dạng này là khá đơn giản, chỉ cân thiết kế một ổ để gà có thể đẻ trứng vào là được.
Đá Gà Trực Tiếp

Share This:

Đá Gà Trực Tiếp 24h

Với mong mỏi thành lập một website cung cấp những thông tin về chăm sóc, nuôi gà Chọi, Gà đá một cách tốt nhất. Do đó chúng tôi tạo nên dagatructiep24h.com để các sư kê trên khắp mọi miền đất nước có thể tham khảo.

No Comment to " LÀM CHUỒNG NUÔI GÀ ĐẺ TRỨNG CẦN LƯU Ý GÌ, LÀM RA SAO "

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM