Đá Gà Trực Tiếp

CÁCH NUÔI GÀ ĐÁ TỚI PIN NHANH CÓ LỰC VÀ HIỆU QUẢ NHẤT

GÀ ĐÁ TỚI PIN LÀ GÌ

Gà đá tới pin là một thuật ngữ thường được các sư kê đặc biệt là trong giới đá gà cựa sắt rất thường dùng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết và nắm rõ thuật ngữ này là gì, đặc biệt là những người mới. Theo đó Gà đá tới pin dùng để chỉ khoảng thời gian mà gà đá, gà chọi hưng phấn nhất, cơ thể lúc này gồm sức lực, thể lực và tinh thần đạt ở trạng thái tối đa. Hình tượng dễ hiểu đó chính là cơ thể gà đá đã được sạc đầy 100% pin vậy.
GÀ ĐÁ TỚI PIN LÀ GÌ

CÁCH NHẬN BIẾT GÀ ĐÁ TỚI PIN RA SAO

Việc đã xác định gà đá tới pin hay chưa phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm cũng như sự quan sát thời gian dài của các sư kê, tuy nhiên một vài dấu hiệu sau sẽ thường xuất hiện khi Gà đá đã tới pin, cụ thể :
+ Phần da dẻ gà trở nên đỏ tươi (không phải đỏ do om gà), xuất hiện ở những vùng như vảy hàng biên, hốc nách, khóe miệng.
+ Phần đùi gà nở ra, sờ lên cảm thấy được sự săn chắc, cứng cáp. Các khớp không còn bị lỏng lẻo như trước.
+ Phần lông gà đá trở nên óng mượt và dày khỏe hơn cùng tiếng gáy to và vang, liên hồi
+ Gà đá sung mãn và hưng phấn, nhảy sổ vào khi thấy bất kì con gà nào khác.
+ Gà ăn khỏe hơn và tiêu hóa tốt.
Trên đây là các dấu hiệu thường gặp khi gà đá đã tới pin, sẵn sàng để chiến đấu ở các giải đá cựa, trường gà, sới gà.
CÁCH NHẬN BIẾT GÀ ĐÁ TỚI PIN RA SAO

CÁCH NUÔI GÀ ĐÁ TỚI PIN TỐT NHẤT

CHỌN GIỐNG TỐT TỪ GÀ BỐ, MẸ

Đây là một trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt đối với những sư kê giàu kinh nghiệm thường chỉ nuôi một dòng mái duy nhất bởi “Chó giống cha, gà giống mẹ”. Có thể nuôi hàng trăm gà trống đi đá độ, các giải chuyên nghiệp nhưng chỉ khoảng mươi con gà mái là nhiều. Các khâu về tuyển chọn gà mái đạt tiêu chuẩn trong mỗi lứa là rất kĩ lưỡng, yêu cầu rất khắt khe. Những con gà mái không đạt chuẩn sẽ phải bị mổ thịt chứ không bán dù có trả giá cao ra sao.
GIỐNG BỐ MẸ ĐỂ CÓ GÀ ĐÁ TỚI PIN TỐT NHẤT

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG, DINH DƯỠNG

THỨC ĂN CHÍNH

Thức ăn chính khi nuôi gà đá tới pin đó chính là thóc, tuy nhiên thóc phải được sàng lọc kĩ càng cũng như ngâm nước để loại bỏ các hạt lép. Chất lượng của giống thóc cũng phải tốt để có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà đá.

BỔ SUNG ĐẠM TỪ MỒI, CHẤT TANH

Đây là một trong những loại đồ ăn không thể thiếu khi nuôi gà đá tới pin. Các thức ăn giàu đạm phải kể đến như thịt bò, thịt lợn nạc, thịt lươn, các loại bò sát…Mỗi bữa có thể bổ sung đạm bằng việc cho vào 2 đến 5 miếng thịt bò hoặc thịt lợn vào buổi trưa, hoặc có thể là các loài bò sát như rắn, thằn lằn. Nhiều sư kê cho rằng không nên cho gà đá ăn ếch nhái vì sẽ làm cho gà bị run chân.
ĐỒ ĂN CỦA GÀ ĐÁ TỚI PIN
Việc bổ sung các chất đạm, protein này nên được thêm vào trong các khẩu phần ăn buổi trưa vì thời điểm này hệ tiêu hóa của gà đá hoạt động tốt nhất, dễ tiêu nhất.

BỔ SUNG CHẤT SƠ TỪ RAU

Trong khẩu phần ăn khi nuôi gà đá tới pin phải bổ sung thêm đầy đủ các loại rau xanh như đỗ giá, rau muống, cà chua…để giúp gà đá không bị xót ruột, dễ tiêu hóa. Ngoài ra, còn tăng cường các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển và vận động của chiến kê.

BỔ SUNG KHOÁNG CHẤT, VITAMIN

Ngoài ra, trong quá trình nuôi đá gà tới pin cần phải cung cấp bổ sung các loại vitamin và canxi giúp lực đá của gà mạnh hơn, chiến đấu tốt hơn và thể lực bền bỉ hơn. Các loại Vitamin cần thiết đó là Vitamin A, C, E, Vitamin nhóm B…

CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN MỖI NGÀY

TẬP THỂ DỤC HÀNG NGÀY BẰNG MÁY

CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN CỦA GÀ ĐÁ TỚI PIN
Đối với những ngày thông thường, các sư kê có thể tìm hiểu về các loại máy chạy chuyên dụng, giúp tăng lực cho gà, phát triển cơ đùi, cơ chân cũng như tăng cường sự hô hấp của gà đá. Các loại máy này có thể được dễ dàng chế tạo hoặc mua tùy vào khả năng của từng người.

TẬP VẦN HƠI, VẦN ĐÒN

Trong chế độ tập luyện 1 tháng, các sư kê nên xen kẽ các buổi vần hơi cho gà, việc làm này sẽ giúp tăng lực và sự bền bỉ cho gà mà lại ít gặp các chấn thương như khi tập vần đòn, các buổi vần hơi có thể vào khoảng từ 3-5 hồ.
Ngoài ra, xen kẽ trong 1 tháng là 2 đến 3 buổi tập vần đòn, làm tăng khả năng chịu đòn, dạn đòn hơn cũng như tăng sự lỳ lợm, bền bỉ hơn. Tuy nhiên, các sư kê phải có cách chọn trạng gà cũng như bọc cựa một cách cẩn thận nhằm giảm các chấn thương không đáng có. Các hồ đòn thường vào khoảng từ 5 đến 6 hồ. Ngoài ra phải để ý kĩ vấn đề thời gian tập luyện để tránh tình trạng gà bị quá kiệt sức.
VẦN ĐÒN CỦA GÀ ĐÁ TỚI PIN

KĨ THUẬT LUYỆN GÀ ĐÁ BO LỚN

Được chia thành các mốc giai đoạn như sau :
+ Giai đoạn 1 : luyện đá cho gà 1 đến 2 trận từ 15 đến 20 phút rồi cho nghỉ ngơi 8 ngày. Lần thứ 2 nâng lên 2 đến 3 trận từ 30 đến 40 phút rồi cho nghỉ 7 ngày.
+ Giai đoạn 2 : luyện đá cho gà 2 trận từ 17 đến 25 phút rồi cho nghỉ 14 đến 20 ngày. Lần thứ 2 cho đá 3 trận từ 30 đến 40 phút rồi cho nghỉ 10 ngày.
+ Giai đoạn 3 : Luyện đá cho gà 3 đến 4 hiệp từ 17 đến 25 phút rồi cho nghỉ 21 đến 28 ngày bắn chân 7 phút, sau đó 3 ngày thì luyện 4 hiệp từ 30 đến 40 phút rồi cho nghỉ 10 ngày bắn chân 7 phút. Lần cuối cùng là khoảng 4 ngày sau đó cho gà bắn chân 10 phút rồi nghỉ 7 ngày trước khi cho tham chiến ở các trường gà.
QUẦN BỘI CỦA GÀ ĐÁ TỚI PIN
Ngoài ra, trong quá trình huấn luyện nuôi gà đá tới pin, bạn cần áp dụng thêm nhiều phương pháp khác như :
+ Thường xuyên cho gà giao lưu với gà khác, tập quần bội để nâng cao thể lực, sự dẻo dai.
+ Tiến hành đeo chì vào chân giúp nâng cao sự bền bỉ cũng như lực đá mạnh hơn.
+ Hạn chế việc nhốt gà trong lồng quá lâu sẽ giảm được sự linh hoạt, nhanh nhạy
+ Thực hiện thường xuyên việc tắm nắng, quần sương, dầm cán, vô nghệ giúp lớp da của gà đá trở nên săn chắc hơn, chân cứng hơn.

CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC

OM BÓP GÀ THƯỜNG XUYÊN

Một trong những kinh nghiệm khi nuôi gà đá tới pin đó chính là phải thường xuyên om bóp gà bằng cái bài thuốc truyền thống dân gian. Việc tiến hành om bóp thường xuyên sẽ làm cho lớp da gà đá trở nên đỏ hơn, dày và săn hơn, ngăn ngừa tình trạng bị mốc mà khá nhiều người sư kê thiếu kinh nghiệm hay gặp phải. Việc om bóp được thực hiện bằng việc ngâm nước nóng với nước nghệ, quế và rượu và được làm vào những buổi sáng sớm để sự hấp thụ được tốt nhất.
THƯỜNG XUYÊN OM BÓP CHO GÀ ĐÁ TỚI PIN

PHƠI GÀ MỖI BUỔI SÁNG SỚM

Tiến hành phơi gà vào những buổi sáng sớm từ 6h đến 8h hàng ngày. Việc này sẽ giúp gà đá có thể tổng hợp được Vitamin D, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển hóa canxi, giúp xương trở nên cứng cáp và chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, không nên phơi gà dưới sương trong đêm tối bởi sẽ dễ bị hen, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của gà đá.

VỆ SINH SẠCH SẼ

Thiết kế chuồng trại luôn đảm bảo được sự sạch sẽ, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp khi mùa đông đên, hạn chế việc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Ngoài ra, các sư kê có thể bổ sung thêm các loại đèn sưởi giúp giữ ấm được chuồng gà. Ngoài ra nên thiết kế những cồn cát, hố cát sạch để gà đá có thể tắm nắng và làm sạch bản thân.

Đá Gà Trực Tiếp

Share This:

Đá Gà Trực Tiếp 24h

Với mong mỏi thành lập một website cung cấp những thông tin về chăm sóc, nuôi gà Chọi, Gà đá một cách tốt nhất. Do đó chúng tôi tạo nên dagatructiep24h.com để các sư kê trên khắp mọi miền đất nước có thể tham khảo.

No Comment to " CÁCH NUÔI GÀ ĐÁ TỚI PIN NHANH CÓ LỰC VÀ HIỆU QUẢ NHẤT "

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM