Đá Gà Trực Tiếp

CÁCH CHỮA TRỊ VÀ CHĂM SÓC GÀ BỊ CỰA, BỊ TANG HIỆU QUẢ

Gà bị cựa, bị tang là một trong những vấn đề mà khá nhiều sư kê gặp phải, đặc biệt là những người chơi gà chọi lâu năm. Thường xuất hiện sau những trận thi đấu, tuy nhiên làm thế nào để chăm sóc gà bị cựa, bị tang một cách tốt nhất, mau hồi phục nhất thì không phải ai cũng biết. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày cách điều trị và chăm sóc gà bị cựa, bị tang một cách hiệu quả và tốt nhất qua bài viết dưới đây.
GÀ BỊ CỰA

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ VẾT THƯƠNG BỊ CỰA, BỊ TANG

Sau khi thi đấu về, nếu gà xuất hiện các triệu chứng của việc bị cưa, bị tang, sưng phù thì phải tiến hành xử lý ngay, tránh để lâu sẽ làm gà chọi yếu sức, mệt mỏi, nhanh xuống lực. Trong trường hợp tang ít thì có thể dùng tăm hoặc chân nhang se vào lỗ cựa để vệ sinh, lấy hết phần chất dơ, đất cát. Sau đó dùng dầu xanh thoa vào vùng bị thương, kết hợp cho uống thuốc giảm đau.
Trong trường hợp tang nhiều thì nên cho gà uống thuốc tan máu bầm và kháng sinh tổng hợp như B1000, B625. Nếu gà xuất hiện thêm triệu chứng ói mửa thì cần phải súc kỹ phần bầu diều để vệ sinh phần máu đông còn sót lại bên trong. Sau đó, cho gà nghỉ ngơi ở nơi ấm áp, tránh gió lùa và cho uống nước mắm nhĩ. Ngày hôm sau, tiến hành dùng cua đồng xay, lọc bã lấy nước cốt cho gà uống. Điều trị như vậy sẽ thấy hiệu quả tức thì, gà nhanh hồi phục.
GÀ BỊ TANG
Trong trường hợp gà bị cựa, bị tang, sưng phù đầu, phù cổ thì phải tiến hành vạch mỏ gà và làm một đường rạch dưới lưới khoảng 0,5cm. Sau đó vuốt nhẹ nhàng, từ từ để vết bầm được tan dần đi.
Ngoài ra, nhiều trường hợp gà bị cựa ngay mắt, sưng mắt thì có thể dùng hoa đu đủ, vò nhuyễn rồi chà nhẹ trực tiếp lên vùng mắt của gà. Vùng thâm đen sẽ từ từ nhanh hết. Nhiều sư kê còn dùng ruồi xanh để chữa trị nhưng ít hiệu quả bằng dùng hoa đu đủ.
Nếu gà có thêm triệu chứng trúng gió vẹo cổ thì có thể dùng dầu gió để xoa nhẹ nhàng từ 2 đến 3 lần vào khu vực có dấu hiệu trúng gió, buổi tối trước khi cho gà lên chuồng cũng tiến hành om bóp một lần. Ngoài ra, nhiều sư kê còn cho ăn thạch sùng ngâm rươu khá hiệu quả để chữa trị việc gà bị trúng gió vẹo cổ. Thêm vào đó, khu vực chuồng trại phải giữ ấm, tránh gió lùa, vệ sinh sạch sẽ. Theo dõi từ 1 đến 2 ngày xem diễn biến tình trạng bệnh của gà chọi ra sao để đưa ra những phương án điều trị tốt nhất.
GÀ BỊ TRÚNG GIÓ VẸO CỔ

CÁCH NUÔI, CHĂM SÓC GÀ BỊ CỰA, BỊ TANG

Đối với những con gà bị cựa, bị tang điều đầu tiên nên biết đó chính là sức khỏe lúc này của gà khá yếu ớt bởi những vết bầm, vết thương, máu tụ xảy ra trong trận chiến. Do đó mà môi trường sống, chuồng trại của gà phải được ấm áp, ngăn gió lùa nhưng cũng phải thông thoáng. Tránh trường hợp để gà bị nhiễm lạnh trong thời gian này sẽ làm cho vết thương triển biến nặng hơn, gà mau xuống sức hơn.
CÁCH NUÔI, CHĂM SÓC GÀ BỊ CỰA, BỊ TANG
Ngoài ra, gà bị cựa, tang khi vừa thi đấu về thì nên cho gà nhin đói, không nên cho ăn ngay lúc đấy. Để gà nghỉ ngơi và sang ngày hôm sau, khi gà chọi đã khỏe hơn thì mới bắt đầu cho ăn rau xanh, cơm nóng cho dễ tiêu hóa. Hoặc các loại thức ăn tanh, tươi nhưng đã nấu chín như lươn, trạch nhỏ, cá, thịt bò…Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc giữ như vậy cho đến khi gà hồi phục hoàn toàn mới tiến hành cho ăn lại như thông thường.

NHỮNG LƯU Ý KHI NUÔI GÀ BỊ CỰA, BỊ TANG

+ Đối với gà đang trong thời kì bị cựa, bị tang ngăn không được tiến hành om bóp hay vần gà, xổ gà mà phải cho gà chọi nghỉ ngơi nhằm hồi phục lại vết thương, giúp gà có được sức khỏe tốt nhất.
+ Trong trường hợp năng hơn như gãy cánh, các sư kê phải tiến hành nẹp cố định phần cánh gãy và cho gà vào những chuồng hẹp nhằm ngăn gà vỗ cánh, tránh bị vẹo cánh, lâu hồi phục. Ngoài ra, nên bổ sung thêm cho gà thuốc Canxi Dioxin nhằm giúp phần vết thương nhanh lành hơn, phần xương được hồi phục và cứng cáp trở lại. Sau một tháng điều trị, tiến hành tháo nẹp ra. Nếu gà có thể bay và đạp cánh bình thường thì có thể tiếp tục nuôi, chăm sóc làm gà chọi trong các trận thi đấu tiếp theo. Nếu không thể bay và đạp được thì chỉ dùng cho đúc giống mà thôi.
NHỮNG LƯU Ý KHI NUÔI GÀ BỊ CỰA, BỊ TANG
+ Trong quá trình xử lý vết tang phải đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh, đúng kỹ thuật, hạn chế bị nhiễm trùng. Ngoài ra, môi trường nuôi nhốt gà phải sạch sẽ, thông thoáng nhưng kín gió nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, giúp quá trình hồi phục của gà nhanh hơn.
Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã trình bày cách chữa gà bị cựa, bị tang một cách hiệu quả nhất hiện nay. Các sư kê có thể lấy đó làm tham khảo để chữa trị cho chiến kê của mình. Điều quan trọng là phải hết sức cẩn thận, chăm sóc kỹ gà chọi trong giai đoạn này nhằm giúp gà hồi phục, không bị mất sức, từ đó mới có thể thi đấu hưng phấn trở lại.
Đá Gà Trực Tiếp

Share This:

Đá Gà Trực Tiếp 24h

Với mong mỏi thành lập một website cung cấp những thông tin về chăm sóc, nuôi gà Chọi, Gà đá một cách tốt nhất. Do đó chúng tôi tạo nên dagatructiep24h.com để các sư kê trên khắp mọi miền đất nước có thể tham khảo.

No Comment to " CÁCH CHỮA TRỊ VÀ CHĂM SÓC GÀ BỊ CỰA, BỊ TANG HIỆU QUẢ "

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM