Đá Gà Trực Tiếp

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ - DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ LÀ GÌ

Bệnh tụ huyết trùng ở gà hay bệnh gà toi là một trong những căn bệnh nguy hiểm, khả năng lây lan cao, dễ chết cả đàn gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi. Thường được thấy ở những loại gia cầm đặc biệt là gà với thể nhiễm trùng huyết. Đặc trưng của loại bệnh này là việc viêm xuất huyết dưới da và màng niêm mạc, gan bị hoại tử.
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ
Bệnh tụ huyết trùng nếu nguồn gốc lây từ trong đàn thì thường từ 3 tuần tuổi trở lên, tốc độ lây lan chậm, lẻ tẻ nhưng nếu nguồn lây từ bên ngoài vào thì rất nguy hiểm bởi tốc độ lây lan nhanh, lây nhiễm trên gà mọi độ tuổi, khả năng làm chết đàn cao.

NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ

Đây là một loại bệnh truyền nhiễm do cần trực khuẩn Pasteurellaviseptica gây nên. Thường sinh sôi, phát triển mạnh trong môi trường ẩm thấp, khí hậu nhiều mưa nên khi chuồng trại có nhiều ánh sáng, khô ráo thì vi khuẩn Pasteurellaviseptica rất khó sinh sôi.
NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ
Ngoài ra, với nhiệt độ trên 60 độ C hoặc với các chất như Virkon, Anova, Benkocide,…cũng có thể tiêu diệt được loại vi khuẩn này. Con đường lây nhiễm của bệnh tụ huyết trùng phần lớn là qua hô hấp và tiêu hóa. Trong thực tế, khi gà nhiễm bệnh, tự trong cơ thể của chúng đã kháng được, mặc dù vậy nếu sức khỏe gà bị giảm sút do mắc bệnh, di chuyển…làm vi khuẩn Pasteurellaviseptica sinh sôi, phát triển mạnh mẽ hơn, từ đó đi vào sâu các cơ quan phủ tạng của gà và phát bệnh.
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ DO ĐÂU

CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG

Một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh tụ huyết trùng đó chính là gà chết đột ngột. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như mệt mỏi, liệt chân, mào tím tái, di chuyển chậm, khó thở, chảy nước mũi, phân lỏng có màu trắng hoặc xanh.
Bệnh tụ huyết trùng thường được xuất hiện ở những tháng giao mùa, khí hậu thay đổi nhanh chóng, đột ngột. Ngoài ra, gà hai tháng tuổi thường nhiễm bệnh nhiều hơn.

THỂ CẤP TÍNH

Phần lớn gà mắc bệnh tụ huyết trùng điều ở dạng thế này, khi đấy dấu hiệu nhận biết thường là sốt cao 41-42 độ, gà ủ rủ, xù lông, xõa cánh, di chuyển chậm chạp, bỏ ăn uống. Chảy nhớt có bọt lẫn máu từ phần mũi và miệng. Sau đó xuất hiện thêm tình trạng phân trắng hoặc nâu. Gà trở nên ngày càng khó thở, mào tím bầm. Cuối cùng chết bởi ngạt thở.
CÁC DẤU HIỆU Ở THỂ CẤP TÍNH CỦA BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ

THỂ QUÁ CẤP TÍNH

Đối với nhiều trường hợp, bệnh tụ huyết trùng sẽ diễn biến rất nhanh, đến nỗi khi chưa xuất hiện nhiều các dấu hiệu, triệu chứng. Thường thấy sẽ là gà bị ủ rũ cao độ và bị đột tử sau 1 đến 2 giờ tiếp theo.
Trong nhiều tình huống, gà bị đột tử ngay cả khi đang ăn hoặc đang trên tổ đẻ đối với gà mái. Các dấu hiệu đối với thể quá cấp tính này thường là tình trạng đột tử, phần da bị tím bầm, nhiều trường hợp còn chảy nước nhờn lẫn máu ở mũi và miệng, tích căng phồng lên.
CÁC DẤU HIỆU Ở THỂ QUÁ CẤP TÍNH CỦA BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ

THỂ MÃN TÍNH

Ở thế này, gà sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu của bệnh viêm khớp, viêm phúc mạc mãn tính. Gà dần trở nên ốm yếu, gầy còm, ủ rủ, kém ăn, phân có bọt màu vàng như phần lòng đỏ trứng.

CÁC DẤU HIỆU CỦA BỆNH TÍCH

Khi đem xác gà bị chết do tụ huyết trùng, mổ ra sẽ thấy phần phổi bị tụ máu đen, gan và ruột bị sưng phồng to lên, một số trường hợp gan còn có những đốm trắng, phần ruột bị viêm…
CÁC DẤU HIỆU CỦA BỆNH TÍCH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ

Tiến hành cho gà bị bệnh uống một trong những loại kháng sinh sau :
+ Kháng sinh Amox-colis với liều lượng 1 gram trên 2 lít nước pha cho gà uống, điều trị liên tục trong 5 ngày.
KHÁNG SINH AMOX-COLIS ĐIỀU TRỊ BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ
+ Hoặc kháng sinh Nexymix với liều lượng 1 gram trên 3 lít nước pha cho gà uống, điều trị liên tục trong 5 ngày.
+ Hoặc kháng sinh Sultrimix Plus với liều lượng 1 gram trên 1 đến 2 lít nước pha cho gà uống, điều trị liên tục trong 5 ngày.
Ngoài ra, phải bổ sung thêm các dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng, chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng và giúp quá trình điều trị, phục hồi diễn ra nhanh hơn.
+ Sử dụng Amilyte hoặc Vitrolyte liều lượng từ 1 đến 2 gram pha với 1 lít nước cho gà uống.
SỬ DỤNG AMILYTE ĐIỀU TRỊ BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ
+ Sử dụng Soramin hoặc Livercin liều lượng từ 1 đến 2 ml pha với 1 lít nước cho gà uống.
SỬ DỤNG SORAMIN ĐIỀU TRỊ BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ
+ Sử dụng Zymepro liều lượng từ 1gram pha với 1 lít nước cho gà uống hoặc dùng Perfectzyme liều lượng 100 gram trộn với 50kg thức ăn cho gà ăn.
+ Bổ sung thêm vitamin K cho gà để ngăn tình trạng tụ máu.
Sử dụng những chất bổ sung được kể trên song song trong quá trình điều trị, dùng cho đến khi gà khỏi bệnh hoàn toàn.
Một lưu ý khác là xác của những con gà bị bệnh tụ huyết trùng phải được đem đi tiêu hủy, không thể dùng làm thức ăn vì sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe.

CÁCH PHÒNG BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ

MÔI TRƯỜNG SỐNG

+ Khi tiến hành mua gà giống, phải thực hiện việc tách riêng trước 30 ngày sau đó mới cho nhập đàn. Việc làm này để ngăn chặn nguồn lây bệnh từ bên ngoài vào nếu có.
+ Phải tiến hành vệ sinh chuồng trại, môi trường sống, máng ăn, máng uống thường xuyên. Nguồn thức ăn và nước uống phải hợp vệ sinh, sạch sẽ.
+ Tiến hành vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại, thiết bị chăn nuôi bằng chế phẩm Pividine hoặc Antivirus-Fmb. Cũng như sát trùng định kì khu vực nuôi bằng Ultraxide liều lượng 4 đến 6ml trên mỗi lít nước phun, mỗi tháng thực hiện từ 2 đến 3 lần.

VACXIN TỤ HUYẾT TRÙNG

SỬ DỤNG VẮC XIN ĐỂ PHÒNG BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ
Là một trong những cách phòng bệnh tụ huyết trùng hiệu quả đó chính là sử dụng vắc xin vô hoạt. Có thể dùng để tiêm ngừa cho gà từ 25 ngày tuổi trở lên, liều lượng 1ml mỗi con, miễn dịch trong nửa năm. Hoặc có thể trộn với thức ăn hoặc pha với nước tùy vào điều kiện của từng hộ chăn nuôi.
+ Tiến hành sử dụng Tetra-Colivit liều lượng 2 gram trên 1 lít nước uống.
+ Tiến hành sử dụng Florfen-B liều lượng 4 gram trên 1 lít nước uống.

NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG

Nâng cao sức đề kháng của đàn gà bằng các loại Vitamin như B.Complex-C liều lượng 5gram trên 1 kg thức ăn hoặc Electrolyte liều lượng 1 gram trên 2 lít nước uống nhằm nâng cao sức đề kháng của gà.
Ngoài ra, có thể sử dụng thêm Soramin liều lượng 1 đến 2ml trên 1 lít nước uống nhằm giải độc gan, thận và bổ sung thêm các men tiêu hóa giúp gà hấp thụ tốt hơn, phát triển và tăng cường sức đề kháng.
Đá Gà Trực Tiếp

Share This:

Đá Gà Trực Tiếp 24h

Với mong mỏi thành lập một website cung cấp những thông tin về chăm sóc, nuôi gà Chọi, Gà đá một cách tốt nhất. Do đó chúng tôi tạo nên dagatructiep24h.com để các sư kê trên khắp mọi miền đất nước có thể tham khảo.

No Comment to " BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ - DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ "

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM