Đá Gà Trực Tiếp

BỆNH KHÔ CHÂN Ở GÀ - CÁCH CHỮA ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ

TRIỆU CHỨNG BỆNH GÀ KHÔ CHÂN

Ủ RŨ XÙ LÔNG

Khi gà mắc bệnh khô chân sẽ làm nó ít vận động hơn, thường xuyên đứng yên, mệt mỏi cùng tình trạng ủ rủ, xù lông. Tuy nhiên triệu chứng này cũng hay bắt gặp khi gà bị hen khẹc, đi ngoài, gà rù…

HAI CHÂN BỊ TEO VÀ CO QUẮP

BỆNH KHÔ CHÂN Ở GÀ
Đây là triệu chứng rõ nhất cho thấy gà bị bệnh khô chân, đó chính là cặp chân của chúng bị teo tóp dần, về lâu dài sẽ bị co quắp lại. Nếu để lâu không chữa trị thì khả năng hỏng luôn phần chân này.

TEO LƯỜN, XỆ CÁNH

Do chân bị khô, yếu và teo tóp dần mà gà trở nên rất ít khi vận động. Dẫn đến việc lườn gà bị teo dần lại. Ngoài ra, có một vài con còn có thêm triệu chứng xệ cánh.
Thêm vào đó, một vài trường hợp gà còn chán ăn, bỏ ăn, đi ngoài ỉa chảy, phân màu trắng.

NGUYÊN NHÂN GÀ BỊ KHÔ CHÂN

GÀ BỊ KHÔ CHÂN
Gà bị khô chân là một trong những căn bệnh không hiếm gặp trong quá trình nuôi, chăm sóc gà. Theo đó, nguyên chân chính là do việc cơ thể gà bị mất nước, thiếu nước. Tuy nhiên từng nguyên nhân sẽ phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của gà, cụ thể như sau :

GÀ MỚI NỞ

Đối với gà con khi vừa mới nở, nhiều trường hợp trong quá trình vận chuyển gà từ trại giống về chuồng úm không đúng cách, dẫn đến sau một vài ngày sẽ có nhiều triệu chứng của bệnh khô chân. Ngoài ra, trong quá trình nuôi úm, nếu mật độ quá cao, nhiệt độ bên ngoài lẫn bên trong chuồng cao dẫn đến gà rơi vào tình trạng mất nước, từ đó dễ mắc bệnh khô chân.
GÀ CON BỊ KHÔ CHÂN
Thêm vào đó, trong quá trình nuôi không cung cấp đủ nước hoặc thiết kế máng nước không phù hợp khiến gà con không có nước uống, từ đó mất nước và bị khô chân.
Ngoài ra, môi trường nuôi gà con không sạch sẽ, không thay dọn chất độn chuồng làm gà con mắc các bệnh về thương hàn, ỉa chảy. Từ đó cơ thể bị mất nước, yếu ớt và dẫn đến tình trạng bị khô chân.

GÀ TRÊN 1KG

Đối với gà trưởng thành trên 1 ký, khi bị khô chân thường do nguyên nhân là thiếu nước, không đủ nước. Thêm vào đó, chế độ ăn uống không đúng khiến chúng bị mất cân bằng dinh dưỡng, tiêu thụ quá nhiều chất cơ, bị bội thực, nghẽn đường ruột, nấm diều…đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô chân của gà trưởng thành.
GÀ TRƯỞNG THÀNH BỊ KHÔ CHÂN
Ngoài ra, cũng rất quan trọng đó chính là công tác tiêm ngừa vắc xin không đầy đủ bởi có nhiều nguyên nhân gián tiếp khi mắc các bệnh như thương hàn, bạch lỵ, tụ huyết trùng, newcastle (bệnh gà rù)…đều làm cho gà bị khô chân.

CÁCH CHỮA BỆNH KHÔ CHÂN Ở GÀ

GÀ MỚI NỞ

+ Trước tiên phải tiến hành cách ly những con gà có những triệu chứng của bệnh khô chân nhằm tập trung điều trị và ngăn chặn lây lan nếu có.
+ Kiểm tra và duy trì nhiệt độ úm trong chuồng ở mức phù hợp, theo dõi đàn gà nhằm tránh tình trạng quá nhiệt, mật độ thích hợp vào khoảng từ 60 đến 100 con cho mỗi bóng, bóng nên treo cách đất khoảng 50 đến 60cm. Mật độ gà con trong chuồng cũng không nên quá cao, phải thay đổi theo sự phát triển của gà. Thông thường chuồng quây úm 6m2 thì mật độ nên chỉ khoảng 350 con ở mùa hè và 400 ở mùa đông.
CÁCH CHỮA BỆNH KHÔ CHÂN Ở GÀ CON
+ Thiết kế phần máng nước cho chuồng phải phù hợp, thông thường với 400 con thì phải cần đến 6 bình để uống từ 2 đến 4 lít. Khẩu phần ăn phải đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là đạm.
+ Tiến hành việc chữa trị gà con bị khô chân như sau : cho dùng thuốc Florfenicol 4% hoặc Trimethoprim và Sulfamethoxazole. Hòa tan vào nước hoặc trộn với thức ăn, làm như vậy liên tục trong 5 ngày là sẽ điều trị dứt điểm.
+ Ngoài ra, đối với gà con khi bị mắc bệnh bạch lỵ, thì cũng xuất hiện triệu chứng khô chân đi kèm với biểu hiện ủ rũ, yếu ớt, ỉa chảy phân xanh, mất nước, da và chân khô, còi cọc…Khi gà mắc bệnh bạch lỵ, tiến hành dùng các loại thuốc gồm Tetracyclin, Furazolidon, Genta – Costrim và Neotesol để điều trị

GÀ TRƯỞNG THÀNH

Đối với gà trưởng thành, điều trị bệnh khô chân bằng việc cho uống kháng sinh như Pharmequin, Pharamox hoặc Ampicol liều lượng pha 1 gram trên mỗi lít hòa tan vào nước uống cho gà. Ngoài ra có thể sử dụng Pharcolivet liều lượng pha 10 gram trên 2,5 lít nước. Điều trị liên tục trong 4 đến 5 ngày để có kết quả tốt nhất. Trong quá trình điều trị phải cách ly gà, nếu gà chết phải tiến hành tiêu hủy.
PHARMEQUIN CHỮA BỆNH KHÔ CHÂN Ở GÀ

GÀ KHÔ CHÂN DO BỆNH NEWCASTLE

GÀ KHÔ CHÂN DO BỆNH NEWCASTLE
Bệnh Newcastle hay còn gọi là Bệnh gà rù là một loại bệnh do siêu vi trùng gây ra. Khi gà mắc bệnh này ngoài triệu chứng khô chân còn các biểu hiện khác như ủ rủ, xõa cánh, ngơ ngác, gầy gò, khó thở, chân lạnh, da và chân khô…Đối với bệnh này hiện nay chưa có phương pháp trị triệt để, chính vì vậy phải thực hiện việc tiêm phòng bệnh cho gà một cách đầy đủ để ngăn chặn.

GÀ KHÔ CHÂN DO BỊ ỈA CHẢY, MẤT NƯỚC CỦA BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

GÀ KHÔ CHÂN DO BỊ BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG
Khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng sẽ khiến cho chúng bỏ ăn, sốt cao, ỉa chảy nặng từ đó dẫn đến mất nước, khô chân, ốm yếu.
Khi gà bị tụ huyết trùng, có thể tiêm Streptomycin 1gr (1 lọ) vào bắp đùi cho 10 con trong mỗi lần, liên tục trị trong 2 đến 3 ngày. Thêm vào đó, nên trộn thuốc toi thương hàn hoặc thuốc toi vào thức ăn để chúng ăn, thực hiện liên tục như vậy từ 3 đến 5 ngày.

GÀ KHÔ CHÂN DO BỆNH THƯƠNG HÀN

GÀ KHÔ CHÂN DO BỆNH THƯƠNG HÀN
Khi gà mắc bệnh thương hàn, tiến hành cho sử dụng các loại kháng sinh như Colistin, Imequyl, Flumequil, Florphenicol, hoặc dòng kháng sinh nhóm Fluoroquinolon, Sulfamide nhằm ngăn chặn sự sinh trưởng của mầm bệnh.
Tiến hành tiêm kháng sinh Kanamycin 1ml trên 5kg thể trọng vào phần bắp đùi. Pha thêm Imequyl 1gram trên 2 lít nước để cho gà bị thương hàn uống từ 3 - 5 ngày liên tục.
Đá Gà Trực Tiếp

Share This:

Đá Gà Trực Tiếp 24h

Với mong mỏi thành lập một website cung cấp những thông tin về chăm sóc, nuôi gà Chọi, Gà đá một cách tốt nhất. Do đó chúng tôi tạo nên dagatructiep24h.com để các sư kê trên khắp mọi miền đất nước có thể tham khảo.

No Comment to " BỆNH KHÔ CHÂN Ở GÀ - CÁCH CHỮA ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ "

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM